A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngọc Hồi di dời, sơ tán khẩn cấp trên 300 hộ dân đến nơi an toàn để tránh bão Noru

Ngọc Hồi di dời, sơ tán khẩn cấp trên 300 hộ dân đến nơi an toàn để tránh bão Noru
 
 
 
 
 
28-9-2022

 

 

 

 

 

 Do ảnh hưởng của bão số 4 (bão Noru), từ đêm 27/9 đến sáng ngày 28/9/2022 trên địa bàn huyện Ngọc Hồi có mưa lớn trên diện rộng lượng mưa từ 103,4 mm - 124,4 mm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lực lượng chức năng đặt cảnh báo đoạn đi qua cầu Đăk Trùi I, Km 1478, đường Hồ Chí Minh thuộc thôn Nông Nội, xã Đắk Nông

 

 

 

 

 

Báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - TKCN và Phòng thủ dân sự huyện cho biết, tính đến 09 giờ 30 phút ngày 28/9/2022, ảnh hưởng thiệt hại đến nhà ở, sản xuất nông nghiệp của nhân dân và một số công trình công cộng. Trong đó có 05 nhà bị thiệt hại, xã Pờ Y bị thiệt hại 03 nhà ở/03 hộ; xã Đăk Dục có 02 nhà bị tốc mái hoàn toàn.

 

 

 

 

 

Ngay trong đêm ngày 27/9 và sáng 28/9, lực lượng chức năng huyện đã tổ chức di dời, sơ tán khẩn cấp lên nơi tránh bão an toàn đối với 326 hộ dân/1.242 nhân khẩuTrong đó, xã Đăk Ang 87 hộ/348 khẩu; Đăk Nông 35 hộ/117 khẩu và Pờ Y 204 hộ/777 khẩu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiều hộ dân được di dời, sơ tán đến nơi an toàn 

 

 

 

 

 

Tổng diện tích cây trồng, hoa màu bị ngập nước, vùi lấp, sạt lở khoảng 193,0 ha cây trồng các loại. Cụ thể xã Đăk Dục có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất với 50,0 ha; Xã Đăk Ang 40 ha; Xã Đăk Nông 60 ha; xã Đăk Xú 5,0 ha; xã Pờ Y 25,0 ha; xã Đăk Kan 5 ha; xã Sa Loong 8,0 ha.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiều diện tích cà phê, lúa bị ngập sâu trong nước

 

 

 

 

 

Mưa lớn, lượng nước đổ về nhiều làm cho một số công trình công cộng như đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua địa bàn xã Đăk Nông, tại Cầu Đăk Trùi 1 bị ngập nước hoàn toàn chìm sâu khoảng 01 mét. Một số cầu treo trên địa bàn xã Đắk Ang nước đã lên giáp mặt cầu, nhiều tuyến đường liên thôn bị ngập.

 

 

 

 

 

Nếu lượng mưa lớn và tiếp tục kéo dài thì nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại một số điểm xung yếu rất là lớn, vì vậy UBND huyện tiếp tục chỉ đạo Ban Chỉ huy chống thiên tai - TKCN và Phòng thủ dân sự huyện tiếp tục ra soát, tăng cường theo dõi chặt chẽ diễn biến bão Noru, mưa lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời chủ động triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cầu treo thôn Ja Tun, xã Đăk Ang nước dâng cao, lực lượng chức năng giăng dây cảnh báo

 

 

 

 

 

Thông tin, cảnh báo kịp thời đến các tổ chức, các thôn, làng và người dân trên địa bàn biết để ứng phó thiên tai nhất là người dân đang đi sản xuất trên nương rẫy và một số hộ dân hay ở lại trên nương rẫy khẩn trương di chuyển về nhà; kiên quyết không để xảy ra thiệt hại do chủ quan, lơ là.

 

 

 

 

 

Thông báo đến các khu vực có nhà ở ven sông, khu vực thấp trũng, nhà nguy cơ cao bị ảnh hưởng sẵn sàng di chuyển đến nơi ở cao hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lực lượng chức năng giúp người dân gia cố nhà cửa phòng, chống bão Noru

 

 

 

 

 

 

Kiên quyết di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn. Sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, gia cố, bảo vệ hồ ao nuôi thủy sản; thu hoạch hoa màu, cây trồng cạn đến thời kỳ thu hoạch; đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại.

 

 

 

 

 

 

Tổ chức trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến của bão, mưa lũ, kịp thời chỉ đạo phòng chống, ứng phó thiên tai.

 

 

 

 

 

 

Thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - TKCN và Phòng thủ dân sự huyện theo sự phân công bám sát địa bàn các xã xung yếu để kịp thời phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

 

Nguồn:http://ngochoi.kontum.gov.vn/ Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

TUYÊN TRUYỀN DỊCH VỤ CÔNG
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4
Tháng trước : 246
Năm 2024 : 1.209
LIÊN KẾT